Lý do trẻ ho đêm khi ngủ
Vào mùa lạnh, các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh này đều có chung đặc điểm như: ho có đờm, ho sâu, tiếng ho khan và kèm sổ mũi.
Để xác định rõ ràng bé bị ho do nguyên nhân gì, chỉ có thể nhờ bác sỹ thăm khám thì mới xác định rõ được. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp trẻ ho đêm khi bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều.
>>> Xem ngay: Trẻ ho đêm thử dùng BoniKiddy
Trẻ ho đêm
Với các trường hợp trẻ ho đêm, hoặc ho lúc ngủ trưa, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, theo bác sỹ Ngô Ngọc Liễn – Viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, đây là triệu chứng của trẻ bị ho ngang.
Nghĩa là, bé bị ho do khi ngủ, nghỉ, con nằm trong tư thế ngang dẫn đến tình trạng trẻ ho khi ngủ (triệu chứng của “trào ngược” dạ dày, thực quản ở trẻ nhỏ).
Trẻ ho đêm thường xảy ra với các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, gây ứ, trướng dạ dầy.
Không nên cho bé ăn sát giờ đi ngủ để tránh tình trạng trẻ ho đêm
Sau một thời gian dài ăn uống đêm liên tục, các cơ của bé suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo đều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản, gây ho sặc từng cơn và dẫn đến việc trẻ ho đêm thường xuyên hơn.
>>> Có thể mẹ chưa biết: Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì hiệu quả tốt và nhanh khỏi nhất
Trẻ ho nhiều phải làm sao?
Cách trị ho về đêm cho trẻ
- Đa số khi thấy con trẻ ho đêm, các bố mẹ thường áp dụng một số các bài thuốc ho dân gian để giúp con bớt ho.
- Có thể hấp mật ong với quất, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ… chắt lấy nước cho con uống ngày 3 – 4 lần. Những cách này giúp trị ho rất hiệu quả và lành tính.
- Bên cạnh đó, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất, giờ ăn và giờ ngủ của con cách nhau ít nhất một giờ đồng hồ.
- Ngoài ra, trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng trẻ ho đêm đáng kể.
Các bố mẹ cũng lưu ý không dùng mật ong trị ho cho bé dưới 1 tuổi.
Nước mật ong ấm giúp các bé dịu cơn ho khi trẻ ho đêm nhiều
Đối với trường hợp bé vừa bị ho và nôn về đêm và sáng thì cha mẹ nên làm thế nào?
Cách trị trẻ bị ho và nôn về đêm
- Khi ngủ, hãy kê cao gối cho con ngủ, đầu và vai cao hơn thân, ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.
- Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và nôn nhiều hơn.
Giữ ấm cho trẻ khi ngủ để tránh tình trạng trẻ ho đêm
- Nếu con trẻ ho đêm nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng, dễ tiêu, hạ chế ăn các loại thức ăn kích thích bé ho nhiều hơn như tôm, cua, ghẹ…
- Thêm nữa, nên để con tránh xa các môi trường ô nhiễm như: khói thuốc, bụi đường… Điều này cũng khiến con trẻ ho đêm nhiều hơn.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá giúp hạn chế trẻ ho đêm nhiều
- Với các trường hợp trẻ ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh và thuốc trị ho cho con khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.
Nên cho trẻ ho đêm lâu ngày đi khám bác sĩ để bé được hỗ trợ điều trị tốt nhất
>>> Xem ngay: 10 Nguyên nhân khiến bé bị ho khan và các cách hỗ trợ điều trị cho bé an toàn hiệu quả nhất hiện nay.
Botania.net