Mọc răng thường là trải nghiệm không dễ chịu chút nào đối với bé. Bé sẽ có những ngày khó chịu và quấy khóc. Còn mẹ sẽ băn khoăn không biết là con mọc răng hay bị vấn đề sức khỏe gì?
Do đó, mẹ nên hiểu rõ về dấu hiệu mọc răng và thứ tự mọc răng của bé nhé!
Thông thường, khi mọc răng, bé sẽ có các dấu hiệu sau:
- Lợi đỏ và sưng
- Má hoặc mặt đỏ
- Chảy nước dãi nhiều
- Nghiến lợi, hay cắn hoặc mút
- Vò tai, bứt một bên tai
- Mất ngủ buổi tối và thường giật mình tỉnh giấc khi ngủ ngày
- Lười ăn hơn bình thường
- Cáu kỉnh, khó chịu.
Bé yêu sẽ mọc răng theo từng giai đoạn của tháng tuổi, bố mẹ hãy cùng xem nhé!
Về cơ bản, răng của bé sẽ mọc theo thứ tự vào các khoảng thời gian cụ thể như sau:
- Đầu tiên, 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới của bé sẽ thường xuất hiện trong khoảng từ 5 - 10 tháng tuổi.
2 Chiếc răng cửa nhỏ xinh ở hàm dưới sẽ nhú lên trước
- Xuất hiện tiếp theo sẽ là 2 chiếc răng cửa trên thường mọc vào tháng tuổi thứ 8 - 12 của bé. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương đấy.
Vậy là bé nhà bạn đã mọc được 4 chiếc răng thỏ ở năm đầu đời rồi đó
- Giai đoạn mọc răng thứ 3 là giai đoạn khi bé được 9 - 13 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, 2 chiếc răng bên cạnh răng cửa ở hàm trên của bé sẽ mọc. Như vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa cùng với 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới là tổng cộng bé có 6 chiếc răng xinh rồi.
Giai đoạn mọc răng thứ 3 của trẻ với tổng cộng 6 chiếc răng nhỏ xinh
- Tiếp đó là thứ tự mọc răng lần 4, giai đoạn này, 2 chiếc răng cửa hàm dưới của bé sẽ nhú lên. Hai chiếc răng này mọc khi bé được khoảng từ 10 - 16 tháng tuổi. Ở thời điểm này, bé yêu nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười rồi đó. Đáng yêu không nào.
2 Chiếc răng cửa hàm dưới mọc khi bé được 10 - 16 tháng tuổi
- Tiếp theo, khi bé được 13 - 19 tháng tuổi, hai chiếc răng hàm trên đầu tiên sẽ xuất hiện. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong , cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên. Lúc này, bé nhà bạn đã có thể nhai được nhiều món ăn hơn rắn một chút rồi mà mẹ không sợ bé bị hóc đâu.
2 Chiếc răng hàm đầu tiên của bé sẽ mọc vào khi bé được 13 - 19 tháng tuổi.
- Sau đó, khi bé được khoảng 14 - 18 tháng tuổi, 2 chiếc răng hàm đầu tiên của hàm dưới sẽ mọc lên. Cũng như 2 chiếc răng hàm trên, 2 chiếc răng hàm dưới này cũng mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
Thứ tự mọc răng hàm dưới của bé
- Vào khoảng 16- 22 tháng tuổi, 2 chiếc răng nanh ở hàm trên của bé sẽ xuất hiện. Lúc này, hàm trên của bé đã được lấp đầy rồi đó mẹ à.
Thứ tự mọc răng nanh của bé
- Tiếp sau đó, 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới của bé cũng xuất hiện khi bé ở khoảng 17- 23 tháng tuổi. Bây giờ, bé nhà bạn đã mọc gần hết răng rồi đó. Lúc này, khi bé cười, nụ cười của bé thực sự rất đẹp, bởi răng sữa bao giờ cũng trắng xinh răng vĩnh viễn.
Thứ tự mọc răng nanh ở hàm dưới của bé
- Hai chiếc răng hàm dưới sẽ tiếp tục mọc khi bé được khoảng từ 23 - 31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, hầu như các bé sẽ không còn cảm thấy khó chịu hay mệt mỏi khi mọc răng nữa. Mẹ có biết vì sao không? Đó là vì, lúc này bé nhà bạn đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh ý mà.
Hai chiếc răng hàm là thứ tự tiếp theo trong quá trình mọc răng của bé
- Cuối cùng, 2 chiếc răng hàm trên cũng sẽ mọc, đó là giai đoạn bé yêu nhà bạn đang được 25 - 33 tháng tuổi. Vậy là hàm răng của bé đã mọc đầy đủ khi bé được khoảng 3 tuổi rồi đó.
Thứ tự mọc răng hàm của bé
Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý nhớ vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày. Bởi lứa tuổi của bé rất thích ăn đồ ngọt, nên rất dễ bị sâu răng. Mẹ nhớ cùng con chăm sóc răng miệng để những chiếc răng nhỏ xinh này không bị sâu nhé.
Thứ tự mọc răng sữa không đúng không gây ảnh hưởng bất thường tới sự hình thành và phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng bình thường mà hầu hết trẻ em khi mọc răng đều gặp phải.
Trẻ sơ sinh mọc răng sữa không đúng trật tự sẽ không bị đảo lộn quá trình hình thành và phát triển của mình.
Thêm nữa, rất nhiều trẻ nhỏ có quá trình phát triển khá thuận lợi và còn phát triển vượt bậc hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Một số bé đã có răng sữa ngay từ trong bụng mẹ và con số này khá hiếm hoi.
>>> Mẹ cũng cần xem ngay: Bé mọc răng lười ăn bao lâu, để chăm sóc con đúng cách nhé.
>>> Mẹ có biết : Bé mọc răng bị ốm trong bao lâu không ?
Botania.net