Điều quan trọng nhất trong tất cả các bài tập này là xoay cổ chân hoặc nhón chân chậm chậm mà “hết cỡ”, xoay góc lớn nhất, nhón chân lên cao cho tới khi không còn nhón được nữa, dừng lại vài giây rồi từ từ hạ xuống. Chứ không cần tập nhanh nhưng biên độ động tác giới hạn.
Mỗi lần tập khoảng 10-20 động tác và tập nhiều lần rải ra trong ngày. Mỗi động tác tập sẽ làm vận động cổ chân và bắp chân và do đó làm cho máu được bơm lên tim, không còn ứ đọng ở chân, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
>>> Xem ngay: Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân và 6 cấp độ triệu chứng của bệnh
Dưới đây là 4 bài tập chân ngay tại chỗ làm đơn giản:
1. Động tác bàn chân
Xoay tròn mũi bàn chân với gót chân chạm đất (xoay hết cỡ từ trái qua phải và ngược lại)
2. Động tác tập nhón gót
Đứng cùng lúc cả hai chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần. Điều quan trọng là nhón gót hết cỡ cho tới khi không còn nhón được nữa và giữ lại trong vài giây rồi từ từ hạ chân xuống và lặp lại.
3. Động tác tập nhấc mũi bàn chân
Nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.
4. Động tác đá chân
Đá chân kết hợp nhón gót (lúc co chân ra sau) và nhấc mũi bàn chân lên (lúc đá chân ra trước).
Botania.net