
1. Bóng đè
Hiện tượng: Bạn nhận thấy mình rõ ràng đã tỉnh dậy nhưng lại rất khó để cử động cơ thể. Thêm vào đó, hiện tượng bóng đè cũng sẽ làm bạn cảm thấy khó thở và nhìn thấy các ảo giác đáng sợ.
Giải thích lý do:
Trong thời cổ đại, bóng đè thường được liên tưởng đến sự quấy rối của các linh hồn và ma quỷ. Còn các nhà khoa học hiện đại giải thích rằng: hiện tượng này xảy ra khi bộ não của con người thức tỉnh, trong lúc cả cơ thể về cơ bản vẫn đang trong trạng thái ngủ.
Chính vì vậy, dù cơ quan thần kinh có gửi các tín hiệu cử động xuống chân tay nhưng các cơ bắp vẫn chưa “tỉnh”, dẫn đến hiện tượng tê liệt toàn thân. Được biết có khoảng 7% dân số trên thế giới từng trải qua hiện tượng này.
2. Những ảo giác trước khi chìm vào giấc ngủ
Hiện tượng: Bạn sắp chìm vào giấc ngủ nhưng có thể thấy một số hình ảnh lạ chẳng hạn như những khuôn mặt đáng sợ, sinh vật quái lạ v.v…
Giải thích lý do:
Các nhà khoa học giải thích điều này thường xảy ra ở trẻ em có trí tưởng tượng quá phong phú cho nên rất nhiều đứa trẻ không muốn đi ngủ. Những người lớn có quá nhiều áp lực, say rượu v.v… cũng có thể xuất hiện hiện tượng này.
>>> Xem ngay : Mất ngủ đau nửa đầu có nguy hiểm không ?
3. Nói chuyện khi đi ngủ
Hiện tượng: Bạn nói trong lúc đang ngủ nhưng không hề có nhận thức gì. Thậm chí, sau khi tỉnh dậy, bạn cũng sẽ không nhớ một chút gì về việc này.
4. Mơ trong mơ
Hiện tượng: Bạn đang nằm mơ thì chợt tỉnh giấc nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, bạn đang tỉnh giấc ở trong một giấc mơ khác nữa. Đây là một hiện tượng rất phổ biến và dường như ai cũng từng gặp phải nó ít nhất một lần.
Giải thích lý do:
Những người thần bí tin rằng trường hợp này liên quan đến sức mạnh tinh thần. Cho đến hiện tại các nhà khoa học vẫn không thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng này.
5. Mộng du
Hiện tượng: Những người bị mộng du thường đột nhiên bước ra khỏi giường, di chuyển, làm các công việc thường ngày như lau dọn hoặc bước ra khỏi nhà, trong khi mắt vẫn nhắm nghiền lại. Sau khi tỉnh dậy, họ sẽ không nhớ bất cứ việc gì mình đã làm trong quá trình mộng du.
Giải thích lý do:
Hiện tượng mộng du xảy ra với khoảng 4,6-10,3% dân số và tỉ lệ này cao nhất ở trẻ em. Cơ chế của hiện tượng mộng du, được cho là ngược lại với hiện tượng bóng đè, tức là xảy ra khi các cơ bắp đã tỉnh giấc, còn bộ não thì vẫn đang ngủ.
6. Hội chứng như cảm thấy đầu bị nổ tung
Hiện tượng: Cảm thấy ù não, thậm chí nhìn thấy tia lửa, đèn flash, tai nghe âm thanh nổ rất lớn. Hiện tượng này không nguy hiểm tuy nhiên nó có thể làm bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
Một số người còn cho rằng đây là một trong những dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Giải thích lý do:
Các khu vực chịu trách nhiệm cho xử lý âm thanh của não bộ vẫn còn đang hoạt động khi bạn đã ngủ. Thường xuyên mất ngủ và thần kinh yếu cũng có thể gây ra những hiện tượng này.
>>> Bạn nên xem ngay: Mất ngủ là dấu hiệu của 6 bệnh nguy hiểm gì.
7. Ngủ ngưng thở
Hiện tượng: Hơi thở bạn không đều khi ngủ, thậm chí đôi khi còn ngưng thở. Khi gặp hiện tượng này tốt nhất bạn nên thức dậy.
Giải thích lý do:
Hiện tượng này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, nguyên nhân là do não bị thiếu oxi và gây ra những vấn đề về tim mạch.
Những người béo phì và hút thuốc lá thường gặp hiện tượng này.
8. Các giấc mơ trùng lặp
Hiện tượng: Những thứ xuất hiện trong các giấc mơ khác nhau lại có một điểm tương đồng. Đó có thể là về địa điểm, khung cảnh, con người hay đồ vật.
Giải thích lý do:
Các nhà tâm lý học tin rằng, bộ não sử dụng giấc mơ như một công cụ, để nhắc chúng ta nhớ về những chi tiết đã bị bỏ quên trong cuộc sống. Chính vì vậy, các giấc mơ sẽ lặp đi, lặp lại cho đến khi chủ thể giải quyết dứt điểm sự việc trong hiện thực.
9. Cảm giác rơi từ trên cao xuống
Hiện tượng: Nằm mơ thấy cảnh mình bị rơi từ trên cao xuống với cảm giác hết sức chân thật, thường sẽ khiến chúng ta giật mình tỉnh dậy.
Giải thích lý do:
Việc đi ngủ cũng giống như chúng ta đang chết dần, bởi lúc này, nhịp tim và hơi thở xuống ở mức rất thấp. Chính điều này đã khiến bộ não cảm thấy hoảng sợ và gửi một thông điệp đến các cơ bắp để kiểm tra tình trạng của cơ thể. Và không gì hiệu quả hơn là tạo ra một giấc mơ mà ở đó chúng ta sắp chết.
10. Giấc ngủ cảm hứng
Hiện tượng: Bạn liên tục suy nghĩ về một vấn đề nhưng không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng trong thời gian dài. Khi ngủ bạn được mách bảo và gợi ý cho những câu trả lời. Bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev là một ví dụ sinh động cho hiện tượng tuyệt vời này.
Giải thích lý do:
Bộ não của con người có sức mạnh phi thường nhưng chúng ta mới chỉ tận dụng được rất nhỏ. Trong tiềm thức của chúng ta ẩn chứa rất nhiều thứ mà các nhà khoa học chưa thể khám phá hết. Những giấc ngủ có thể là một cánh cửa kết nối nguồn tri thức vô hạn này.
Giấc ngủ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có đáp án chính xác cho những hiện tượng bí ẩn khác nhau xảy ra.
Hầu hết những hiện tượng này đều liên quan đến các phản ứng phức tạp khác nhau của não bộ, tuy nhiên đây lại là lĩnh vực có nhiều điểm chết trong nghiên cứu mà con người chưa thể lý giải.
>>> Xem ngay: Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến não bộ và chất lượng sức khỏe con người.
Botania.net